Khảo cổ Hồ Đồng Đò

Năm 2005, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã phát hiện di tích cự thạch còn khá nguyên vẹn tại suối Đồng Đò, thôn Minh Tân, xã Minh Trí. Nguyên trước đây người dân quanh vùng nhìn thấy những phiến đá được sắp xếp một cách kỳ lạ và như có chủ ý, với một phiến bazan khá bằng phẳng màu xanh đặt trên mấy hòn đá dài tựa như những chiếc chân bàn, nên gọi nôm na là bàn đá. Các nhà khảo cổ đã xác định đây là 2 cự thạch loại hình Trác thạch (Dolmen). Di tích cự thạch ở Minh Tân dài 5m, khoảng rộng nhất 2,2m, có 3 chân nhưng một chân đã đổ[5][6][7].

  • 3 foots stone table (Dolmen)
  • 3 foots stone table (Dolmen)
  • Dolmen (Di tích cự thạch thôn Thái Lai cách Đồng đò 2km)

Cho đến nay, việc xác định ý nghĩa của các kiến trúc này còn nhiều ý kiến khác nhau. Theo đánh giá, di tích này có thể liên quan đến tục thờ Thần Đá của các cư dân tiền sử nơi đây.

Hiện tại người dân địa phương tiếp tục thờ cúng tại đây, hy vọng di tích cự thạch tiếp tục được nghiên cứu và bảo vệ.

Di tích cự thạch 2000 năm tuổi tương tự cũng được phát hiện ở chân núi Tam Đảo năm 2009[8].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hồ Đồng Đò http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/di-tich-cu-th... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.anninhthudo.vn/Utilities/PrintView.aspx... http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/1000_nam_thang_long... http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/ha-noi-phat-h... http://data.hus.vnu.edu.vn/jspui/handle/123456789/... https://web.archive.org/web/20140508031651/http://... https://web.archive.org/web/20150402091820/http://... https://web.archive.org/web/20150402140219/http://... https://web.archive.org/web/20191207185448/https:/...